Hãy Bắt Đầu Tìm Hiểu Lĩnh Vực Mới Cho Sự Nghiệp Của Bạn Cùng ESG Education & Business 

HomeBài Viết Chuyên GiaCác bước đi cần thiết cho việc phát triển lộ trình Netzero thành phố Hồ Chí Minh

Các bước đi cần thiết cho việc phát triển lộ trình Netzero thành phố Hồ Chí Minh

Tôi có dịp tham gia 2 chương trình, ngày 15.9 ở HEF 2023 và chương trình Netzero Carbon cho Hồ Chí Minh của USAID. Cả 2 đều nói về chủ đề : Netzero cho thành phố Hồ Chí Minh.

Đóng góp ý kiến của tôi trong hội thảo trong chương trình về Netzero cho thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Về mô hình MRV : Để phát triển bền vững, giảm khí thải carbon, đạt được netzero carbon… việc khởi thuỷ đầu tiên là tất cả phải dựa trên dữ liệu đầu vào đáng tin cậy.

Đây không phải là chuyện mà Việt Nam tự quyết mà phải dựa trên việc xây dựng lòng tin về sự báo cáo trung thực giữa các quốc gia nói chung, và các tổ chức nói riêng.

Quy trình MRV xây dựng nó được dựa trên rất nhiều từ nền tảng chuẩn ISO, cái khởi thuỷ nhất là ISO 9K, ISO 14K, ISO 45K, ISO 5K

Hiện giò đa số doanh nghiệp VN ( trừ doanh nghiệp FDI) đang chỉ lóp ngóp ở ISO 9K, ISO 14K, thậm chí 1 số đơn vị còn chưa có ISO 14K.

Lộ trình phát triển của 1 doanh nghiệp hay 1 thành phố căn bản là như nhau , chỉ khác nhau về quy mô và hướng phát triển bền vững nó sẽ đi cơ bản như sau ( có thể khác đi tuỳ vào định hướng công ty):

ISO > Green Label > Tính toán khí thải nhà kính cho thực thể ( nhà máy, thành phố > Tính toán dấu chân carbon sản phẩm> LCA ( life cycle assessment ) > EPD > ESG framework > Carbon Neutral > Netzero Carbon / Netzero Energy.

Tất cả các vấn đề từ năng lượng, nước thải, rác thải , khí thải, vòng đời của các nhân tố … của 1 nhà máy, thành phố hay đất nước cần được thể hiện ở mức độ chi tiết nhất có thể

Cho nên việc 1 số doanh nghiệp đang chỉ lóp ngóp ở 1 số chứng chỉ ISO nhưng tìm mọi cách hô hào về Netzero carbon thì với chúng tôi đó là “greenwashing” và không thực tế.

Do vậy, việc minh bạch và nghiêm khắc trong vấn đề thiết lập rào kiểm định về khai báo khí thải hay việc thực hiện các ISO căn bản là điều tiên quyết phải thực hiện một cách nghiêm túc thì sau này tiến trình phát triển chuyển đổi xanh mới hiệu quả.

2. Về Giải Pháp Giảm Phát Thải

Trước khi đi đến áp dụng các công nghệ mới và cần nhiều chi phí chuyển đổi, Ở điều kiện lý tưởng, 1 công ty phải hướng tới việc quản lý năng lượng, nguyên vật liệu, sản phẩm đầu ra, khí thải… phải được hiển thị rõ theo thời gian thực.

Việc ứng dụng các công nghệ theo dõi : smart enery management , smart GHG management, smart production | supply chain management …luôn là các nhu cầu rất lớn và là hướng đi tốt cho các start up công nghệ.

Việc theo dõi và sử dụng hiệu quả năng lượng và giảm tiêu hao sẽ giúp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngoài ra việc dùng các doanh nghiệp FDI làm hình mẫu thì đó là 1 chuyện cần được xem xét kỹ lưỡng vì doanh nghiệp FDI ở VN họ đi theo chuẩn của công ty mẹ, các công ty VN hiện tại không thể đủ nguồn lực để bắt chước hay học hỏi nhiều từ quá trình của họ. Tôi cũng ko bàn nhiều vấn đề này vì khá đặc thù tuỳ góc nhìn riêng.

3. Về vốn tài chính xanh:

Tất cả quá trình đầu tư chuyển đổi xanh, giảm phát thải… đều cần 1 kinh phí không nhỏ, do vậy việc xây dựng các mô hình cho vay tài chính xanh cần sự tham gia và đề xuất của tất cả các tổ chức và định chế tài chính.

Đó là 3 vấn đề then chốt cần có định hướng và lộ trình triển khai cáng sớm càng tốt.

Về tác giả :

Ông Nguyễn Đình Quyền (PMP,AMP) có 17 năm đảm nhiệm các dự án phát triển quan trọng trong lĩnh vực quản lý và phát triển các dự án đầu tư, phát triển bền vững và ESG tại các tập đoàn tài chính, giáo dục Nhật, Mỹ, Hàn và Việt Nam.

Ông đã hoàn thành các chương trình đào tạo từ United Nations Institute for Training and Research (UNITAR), United Nations System Staff College (UNSSC) về các chương trình phát triển hạ tầng bền vững, tính toán phát thải carbon, tín chỉ carbon, thuế carbon, kinh tế xanh…

Ông là Founder của Viện Giáo Dục Đầu Tư ( Institute of Investment Education – IIE ) và đã giảng dạy cho 70+ tập đoàn và doanh nghiệp ở Việt Nam từ năm 2013 cho đến nay ở các mảng kinh doanh và quản trị dự án.

Ông là Co-Founder của Gaia Education Consulting – Công ty tư vấn giáo dục chuyên về tư vấn xây dựng trường học và các chương trình giáo dục K12. Cho tới nay Gaia Education đã tư vấn xây dựng trường và chương trình giáo dục cho hơn 30 trường tư thục thuộc K12.

Ông cũng đồng thời là Founder của Quỹ Đầu Tư Trao Đổi Tri Thức và Thương Mại KEC Vietnam Venture, có trụ sở tại Singapore, chuyên đầu tư vào các dự án Technology Innovation giai đoạn Early Stage hay Pre-seeding Funding, chú trọng vào các lĩnh vực : Giáo Dục, Nông Nghiệp, Green Economy ( kinh tế xanh). Cho đến nay, KEC Vietnam Venture đã hỗ trợ tư vấn và thu hút đầu tư trên 10 triệu $ cho 20 dự án tại Việt Nam.

Hiện thời ông cũng là ESG Advisory Expert của ESG Education & Business – Trung Tâm Giáo Dục Và Thương Mại ESG , trực thuộc KEC Vietnam Venture.

Share:

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Categories

You May Also Like

Từ 1/10, các nhà nhập khẩu châu Âu có 4 tháng để chuẩn bị báo cáo phát thải carbon theo...
Nghị viện và Hội đồng châu Âu vừa đạt được thỏa thuận tạm thời về các quy định mới cấm...